• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Phân tích cơ bản

      • Home
      • Blog
      • Phân tích cơ bản
      • Quy trình tìm hiểu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mới

      Quy trình tìm hiểu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mới

      • Đăng bởi Admin
      • Thể loại Phân tích cơ bản
      • Ngày 25/04/2022
      • Bình luận 0 bình luận

      Tại sao chúng ta phải hiểu doanh nghiệp tại sao Tại sao chúng ta phải làm việc đó ?

      Hiểu doanh nghiệp làm cho chúng ta có trách nhiệm với chính đồng tiền chúng ta bỏ ra.
      Hiểu doanh nghiệp là tiền đề để chúng ta dự đoán tương lai của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán là mua câu chuyện của dn trong tương lai. Chúng ta hiểu doanh nghiệp và hiểu hiện tại, quá khứ của doanh nghiệp đó và chúng ta dự đoán tương lai. Nó là tiền đề để dự đoán tương lai, dự đoán được đúng tương lai của chúng ta kiếm được tiền
      Để hiểu rõ chúng ta đang đang nắm giữ doanh nghiệp nào? Chính xác là khi chúng ta hiểu doanh nghiệp đấy, chúng ta nắm được tình hình dn, dự đoán được tương lai của doanh nghiệp thì khi giá cổ phiếu giảm chúng ta không bị mất niềm tin và doanh nghiệp. Đấy là cái cực kỳ quan trọng trong đầu tư, nhiều khi chúng ta nhìn vào giá cổ phiếu nó đi xuống chúng ta sẽ nghĩ hay là doanh nghiệp này nó bị thế này hay là doanh nghiệp này bị thế kia đó là lúc chúng ta mất niềm tin vào DN và giao động bán ra cổ phiếu.khiến cho chúng ta rất khó nắm giữ cổ phiếu dài hạn tới hết chu kì tăng trưởng của doanh nghiệp.

      Hiểu doanh nghiệp chúng ta phải hiểu cái gì ?

      a. Mô hình kinh doanh

      Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? nó là cái gì? mô hình kinh doanh bản chất là xem doanh nghiệp là kiếm tiền như thế nào. Mới biết được lợi thế của doanh nghiêp, ý nghĩa các con số trên BCTC
      Hiểu doanh nghiệp kinh doanh gì, sản phẩm nào để tìm ra các con số có ý nghĩa như thế nào
      Để biết đầu vào, đầu ra, cách tạo ra tiền, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, rủi ro chung của toàn ngành, rủi ro của doanh nghiệp.

      b. Ban lãnh đạo doanh nghiệp

      Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo là gồm những ai? Ban lãnh đạo gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Thường thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đưa ra những quyết sách, phương hướng cho những giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp. Ban tổng giám đốc sẽ thi hành những quyết sách đó. Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu lên Tổng giám đốc thì được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
      Tầm nhìn của lãnh đạo, tính cách, nhiệt huyết của lãnh đạo dành cho doanh nghiệp đó ntn?
      Ban lãnh đạo đang đang trong độ tuổi nào?, để có thể đánh giá được về trí tuệ lẫn sức khỏe, những quyết định của dn sẽ là táo bạo, hay thận trọng, ngoài ra gia cảnh lãnh đạo có nền tảng tài chính hoặc đã có truyền thống làm việc, xuất thân như thế nào cũng là một nhân tố cần xem xét,.

      c. Cơ cấu cổ đông

      Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Tại sao cơ cấu cổ đông này là quan trọng?
      Cơ cấu cổ đông là quan trọng vì nó nói cho ta biết ai mới là thằng chủ thực sự một doanh nghiệp, ai có quyền quyết định những chiến lược, định hướng chính của dn đó. Xem xét lãnh đạo doanh nghiệp có nắm giữ cp của doanh nghiệp không, chiếm tỉ lệ bao nhiêu % và tỉ lệ này có đủ để tự quyết các vấn đề không? Đối với việc lãnh đạo nắm giữ cp tỉ lệ thấp sẽ hiểu là chỉ đi làm thuê, quyền quyết định các chính sách quan trọng không có, riêng đối với dn nhà nước nắm giữ trên 51% thì câu chuyện sẽ khác và không tránh khỏi yếu tố trì trệ, khác hẳn với một doanh nghiệp tư nhân. Một cơ cấu cổ đông lành mạnh ít nhất người lãnh đạo, người chủ, người chủ sở hữu lớn nhất nắm trên 30 % để tạo được quyền tự chủ và có động lực làm việc tốt hơn cho doanh nghiệp.

      d. Kế hoạch kinh doanh

      Lợi thế cạnh tranh bền vững: Giải quyết câu hỏi DN này có gì hơn doanh nghiệp khác?
      Ví dụ như quy mô, bds mà dn nắm giữ, thị phần của doanh nghiệp,hệ sinh thái của doanh nghiệp? Tiến độ thực hiện dự án ntn, kinh nghiệm trong lĩnh vực dn thực hiện dự án.
      Vậy ta phải tìm những thông tin ở đâu: website của doanh nghiệp tải các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và xem xét hai loại báo cáo: Báo cáo thường niên, báo cáo cty mẹ ngoài ra còn phải xem ở bản cáo bạch, hoặc một số trang web có thống kê về ngành nghề hoạt động.

      Đọc hiểu báo cáo tài chính

      a. Chọn báo cáo:

      nguồn chính thống,uy tín, và lựa chọn báo cáo có kiểm toán hay không có kiểm toán?
      Đối với doanh nghiệp niêm yết HSX thì sẽ có báo cáo quý, 6 tháng, năm(có kiểm toán)
      Đối với doanh nghiệ upcom thì có báo cáo 6 tháng, 1 năm

      b. Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính

      Bước 1: Kiểm tra đơn vị kiểm toán

      Nên chỉ xem BCTC đã được kiểm tra bởi đơn vị kiểm toán uy tín

      Bước 2: Đọc tổng quan nguồn vốn

      Quy mô tổng nguồn vốn( Lớn nhỏ như nào)
      Một doanh nghiệp được gọi là tốt khi quy mô nguồn vốn tốt >= TS trung bình ngành
      Lưu ý: Quy mô tài sản trung bình ngành theo tổng cục thống kê hoặc số liệu thống kê của các tổ chức tài chính.

      Bước 3: Cơ cấu tổng nguồn vốn

      Quy mô vốn chủ sở hữu – trái tim của doanh nghiệp
      Thể hiện cái cốt, cái thực chất của doanh nghiệp.
      Quy mô vốn nợ( lưu ý doanh nghiệp có Quy mô vốn nợ nhỏ hơn 25% và lớn 75%)

      Bước 4: Tiền doanh nghiệp đang được sử dụng như thế nào?

      Tiền đầu tư vào tài sản nằm tại công ty
      Tiền đang bị người khác chiếm dụng

      Bước 5: Kiểm tra khoản tiền đang bị người khác chiếm dụng

      Chính là tất cả các khoản phải thu
      Phải thu ngắn hạn
      Phải thu dài hạn
      Loại bỏ ngay các công ty có các khoản phải thu quá lớn
      DN cần duy trì các khoản phải thu khách hàng, nhưng chỉ ở mức phù hợp với quy mô doanh thu.
      Lưu ý đối với các khoản phải thu còn lại trong khoản mục các khoản phải thu.

      Bước 6: Kiểm tra khoản tiền còn lại trong công ty đang được sử dụng vào việc gì?

      • Bao gồm, tất cả các khoản mục tài sản trên báo cáo tài chính, trong đó những khoản mục quan trọng cần kiểm tra:
      Khoản mục hàng tồn kho: Nếu khoản mục hàng tồn kho lớn có vấn đề
      • Tồn kho nguyên vật liệu là cần thiết nhưng nên ở mức hợp lý vì chi phí tồn kho sẽ lớn, kèm theo rủi ro về hàng tồn kho hư hỏng…
      • Hàng hóa, thành phẩm hàng tồn kho lớn => Có thể DN không bán được hàng.
      Tiền và tương đương tiền: Bao gồm tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
      Thể hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp
      Khả năng trả nợ khi đến hạn
      Có tiềm lực chớp nhanh các cơ hội kinh doanh
      Có tiềm lực để phản ứng với các sự kiện bất ngờ

      Bước 7: Kiểm tra tỷ lệ thành phần các tài sản?

      Kiểm tra nhanh các chỉ số tài chính.
      Nhóm 1: Hệ số đòn cân nợ = Nợ/Vốn chủ sở hữu; Vốn chủ sở hữu/Nợ; Nợ/Tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản (Đòn/chịu đòn)=<2.5 (Doanh nghiệp nhà nước cho phép tối đa là 3). (VCSH/Nợ ngắn)
      Nhóm 2: Hệ số thanh khoản = TS tk cao/ nợ ngắn( khả năng chịu đòn tức thì của DN >= 1.(DN lớn có thể <1 do ưu thế người lớn) – Số lý tưởng từ 0,8 – 1,2.
      Nhóm 3: Hệ số hoạt động( các vòng quay) = Doanh thu/ TS ngắn hạn bình quân. – Thể hiện xu hướng tài sản của công ty> Vòng quay trung bình ngành.
      Nhóm 4: Hệ số lợi nhuận = LN ròng/ VCSH(phản ánh xu hướng tài sản).

      Bước 8: Kiểm tra hoạt động kinh doanh đang diễn ra như thế nào?

      • Kiểm tra doanh thu của doanh nghiệp.
      Bản chất của doanh thu: doanh thu đến từ đâu?
      Bản chất của lợi nhuận: Lợi nhuận đếm từ đâu?
      Lưu ý: Chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp( dễ rút ruột).

      Bước 9: Tiền thu từ kinh doanh đang làm gì?

      • Dòng tiền kinh doanh so với lợi nhuận thu được
      • Tiền thu về đang làm gì?
      =>Đi vào Phân tích chi tiết doanh nghiệp
      Tác giả: Truong Money

      Tag:doc bao cao doanh nghiep

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Admin

      Bài trước

      18 sai lầm nên tránh khi đầu tư chứng khoán
      25/04/2022

      Bài tiếp theo

      Chứng khoán phái sinh là gì?
      25/04/2022

      Bạn cũng có thể thích

      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16 September, 2022
      1111111
      5 nội dung cơ bản khi đọc báo cáo tài chính
      30 April, 2022
      err2
      4 cách định giá cổ phiếu
      30 April, 2022

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      05Jan2023
      10-phim-chung-khoan-hay-nhat-nen-xem
      10 PHIM CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      17Nov2022
      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16Sep2022

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt