• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Kinh nghiệm đầu tư

      • Home
      • Blog
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Chỉ số P/E – Định giá cổ phiếu một cách đơn giản hiệu quả

      Chỉ số P/E – Định giá cổ phiếu một cách đơn giản hiệu quả

      • Đăng bởi Admin
      • Thể loại Kinh nghiệm đầu tư, Phân tích cơ bản
      • Ngày 30/04/2022
      • Bình luận 0 bình luận

      Chỉ số P/E là một cách để đánh giá xem cổ phiếu của một công ty là rẻ, đắt hay được định giá tương đối hợp lý dựa trên việc so sánh giá cổ phiếu hiện tại của nó với lợi nhuận mà công ty làm ra.

      Lưu ý: Đây là phương pháp định giá theo kiểu tương đối, nó không phải phương pháp định giá tuyệt đối

      Giống như áo phông có thể rẻ nếu bạn mua ở cửa hàng giảm giá hoặc đắt nếu bạn mua ở cửa hàng cao cấp, cổ phiếu cũng có thể rẻ hoặc đắt. Hệ số P / E là một trong các công cụ chính mà các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá điều này.

      1. Cách tính chỉ số P/E

      Chỉ số P/E so sánh giá cổ phiếu của một công ty với lợi nhuận của nó. Nó được tính theo công
      thức sau:

      PE = P/E (P chia cho E)

      Trong đó:

      P: Giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán
      E: là EPS. Hay còn được gọi là “lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu” – earning per share. Eps tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của công ty

      chi-so-PE

      Nói một cách khác, nó cho bạn biết số tiền bạn đang trả cho mỗi đồng lợi nhuận mà công ty kiếm được.

      Ví dụ: nếu cổ phiếu của một công ty có PE = 20, và bạn mua nó. Tức là bạn đang trả 20 đồng để chấp nhận lấy về 1 đồng lợi nhuận của nó. Theo cách này, nếu không có gì thay đổi, sau 20 năm bạn sẽ hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư của mình
      ————–

      2. Chỉ số P/E được dùng như nào

      Hệ số P / E luôn được sử dụng để đánh giá mức độ rẻ hay đắt của một cổ phiếu. Nhưng nếu chỉ nhìn vào mỗi tỷ lệ PE của công ty là 20 không thể biết là cổ phiếu đắt hay rẻ.

      Bạn cần so sánh tỷ lệ PE:

      • Của cổ phiếu với cổ phiếu của các công ty cùng ngành
      • Của cổ phiếu với chính chỉ số PE trong lịch sử của nó
      • Của một ngành với ngành khác
      • Của toàn thị trường so với tỷ lệ PE trung bình trong lịch sử của thị trường

      Sau khi bạn đã đánh giá các yếu tố về khả năng tăng trưởng, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, của nền kinh tế đều tốt => Thì một tỷ lệ PE thấp là rất hấp dẫn.

      Thấp so với chính nó trong lịch sử. Hoặc thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong khi khả năng tăng trưởng, chất lượng của nó lại tương đương với đối thủ cạnh tranh thì rõ ràng đây là món hời của nhà đầu tư

      3. Điểm hạn chế của chỉ số P/E

      PE là chỉ số phổ biến nhất nhưng nó có những hạn chế sau:

      • Gây hiểu lầm dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm nếu doanh nghiệp cố tình “xào nấu” báo cáo tài chính để lợi nhuận kế toán tăng cao dẫn đến PE trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chỉ nhìn mỗi vào chỉ số PE
      • Các công ty trong các ngành khác nhau với những đặc điểm khác nhau về kinh doanh thì không thể cùng dung PE để so sánh.
      • Không đưa ra một ước tính định giá tốt nhất cho các công ty đang phát triển rất nhanh
      • Nếu chỉ nhìn vào riêng tỷ lệ PE của một cổ phiếu mà bạn muốn định giá thì hầu như có rất ít giá trị đối với việc định giá. Phải đặt PE trong mối quan hệ so sánh (xem lại phần 2)
      • PE cao chưa chắc đã là xấu, chưa chắc là công ty đã bị định giá quá cao. Bởi vì nếu công ty vẫn tiếp tục duy trì khả năng tăng trưởng nhanh trong tương lai thì lợi nhuận trong tương lai vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

      Khi đó EPS sẽ tăng mạnh:

      👉🏼 làm cho mẫu số của biểu thức P/E tăng nhanh
      👉🏼 P/E giảm nhanh chóng và trở nên hấp dẫn hơn trong tương lai.
      Đấy là lý do tại sao chúng ta nói PE chưa phải là một phương pháp định giá tốt nhất cho các công ty đang phát triển rất nhanh
      ————–

      4. Ví dụ về chỉ số P/E:

      Hãy xem thử cổ phiếu HPG của Công ty thép Hòa Phát.

      Lợi nhuận sau thuế của công ty cho năm 2021 được các nhà phân tích dự báo ở mức 30,8 nghìn tỷ đồng.

      Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân của nó là 4,47 tỷ cổ phiếu.

      👉🏼 EPS của HPG cho dự báo năm 2021 = 6,800 đồng.
      Với giá giao dịch hiện tại ngày
      30/8/2021 của HPG trên thị trường là 48,700 đồng.
      👉🏼 Chỉ số PE forward = 48,7/6,8 = 7.2 lần.

      Với việc vị thế của Hòa Phát nằm trong top 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Cộng với các công ty cùng ngành trong khu vực được định giá với mức PE trung bình tầm 9.4
      👉🏼 PE forward cho năm 2021 của HPG chỉ là 7.2 rất nhỏ so với 9.4
      👉🏼 HPG được định giá rẻ hơn 30% so với mức trung bình các công ty cùng ngành  9.4/7.2)

      Tất nhiên, nó rẻ sau khi chúng ta đã xem xét đầy đủ khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dự báo mà nó có thể đạt được trong 2021 cũng như giai đoạn 2020-2025

      Đó là đôi điều về cách định giá bằng PE. Chúc cả đại gia đình đầu tư thành công rực rỡ và có Sức khỏe tài chính cá nhân thật vững mạnh

      • Tham gia: CỘNG ĐỒNG TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN LỚN NHẤT VIỆT NAM
      • Xem thêm: NHỮNG CUỐN SÁCH CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      • Theo dõi kênh youtube: KIEN THUC KINH TE

       

      Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Admin

      Bài trước

      Những chỉ số tài chính quan trọng khi phân tích ngành Ngân Hàng
      30/04/2022

      Bài tiếp theo

      5 CHỈ SỐ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
      30/04/2022

      Bạn cũng có thể thích

      10-phim-chung-khoan-hay-nhat-nen-xem
      10 PHIM CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      17 November, 2022
      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16 September, 2022
      the-big-short
      TOP 6 BỘ PHIM TÀI CHÍNH HAY XUẤT SẮC
      2 September, 2022

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      05Jan2023
      10-phim-chung-khoan-hay-nhat-nen-xem
      10 PHIM CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      17Nov2022
      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16Sep2022

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt