• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Kiến thức cơ bản

      • Home
      • Blog
      • Kiến thức cơ bản
      • Cách đọc bảng điện chứng khoán

      Cách đọc bảng điện chứng khoán

      • Đăng bởi Admin
      • Thể loại Kiến thức cơ bản
      • Ngày 05/05/2022
      • Bình luận 0 bình luận

      Đọc bảng điện chứng khoán là một trong những bài học quan trọng nhất đối với nhà đầu tư khi mới bắt đầu tìm hiểu. Bảng điện chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định.

      Sau đây xin hướng dẫn đến bạn chi tiết các thông tin bảng điện:

      1. Mã chứng khoán (Mã CK)

      Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

      Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID (BIDV).

      2. Giá tham chiếu (màu vàng), giá trần (màu tím), giá sàn (màu xanh lam), giá tăng (màu xanh lá cây), giá giảm (màu đỏ)

      Giá tham chiếu hay giá vàng

      Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

       

      Giá trần (Trần) hay Giá tím

      Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

      • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
      • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
      • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

      Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

      Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

      • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
      • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
      • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

      Giá xanh

      Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

      Giá đỏ

      Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

      3. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

      Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

      4. Cột bên mua, bên bán

      Bên mua

      Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

      • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
      • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
      • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

      Bên bán

      Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

      • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
      • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
      • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

      5. Khớp lệnh

      Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

      Ở cột này gồm 3 yếu tố:

      • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
      • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
      • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

      6. Cột giá cao nhất, giá thấp nhất, giá trung bình và nhà đầu tư nước ngoài

      Giá cao nhất (Cao)

      Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

      Giá thấp nhất (Thấp)

      Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

      Giá trung bình (Trung bình)

      Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

      Cột Dư mua / Dư bán

      Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

      Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

      Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

      Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

      • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
      • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

      7. Các chỉ số thị trường (ở hàng trên cùng)

      – Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)

      – Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

      – Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).

      – Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)

      – Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

      – Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

      Ví dụ minh họa:

      • Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
      • Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 1504.84 điểm, giảm 3.15 điểm (tương ứng với mức tăng 0.21% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
      • Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 697,545,700 cổ phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 22,026.245 tỷ đồng.
      • Toàn sàn HOSE có 243 mã tăng (trong đó 16 mã tăng trần), 60 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 190 mã giảm (trong đó không có mã nào giảm sàn).
      • Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.

      Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

      Ảnh minh họa: Hoàng Phố

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Admin

      Bài trước

      Đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh
      05/05/2022

      Bài tiếp theo

      Các loại lệnh giao dịch chứng khoán
      05/05/2022

      Bạn cũng có thể thích

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      5 January, 2023

      Kiến thức về chứng khoán, đầu tư chứng khoán: Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi? Loạt bài này Chú Ba …

      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16 September, 2022
      dau-tu-co-phieu-an-co-tuc
      Cổ tức là gì? Cổ tức là tức tới cổ
      5 July, 2022

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      05Jan2023
      10-phim-chung-khoan-hay-nhat-nen-xem
      10 PHIM CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      17Nov2022
      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16Sep2022

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt