Các loại lệnh giao dịch chứng khoán
Tuy nhiên, đối với NĐT mới, chúng ta chỉ cần nên biết 4 loại lệnh cơ bản: LO, ATO/ATC, MP

1. Lệnh giới hạn LO
Lệnh giới hạn (Limit Order – LO) là một loại lệnh chứng khoán thể hiện mong muốn mua bán ở mức giá tốt nhất mà người giao dịch thể chấp nhận được. Đối với bên bán, Lệnh LO là lệnh bán chứng khoán ở mức giá thấp nhất mà người bán có thể chấp nhận được. Đối với bên mua, lệnh LO là lệnh mua chứng khoán ở mức giá cao nhất mà người mua có thể chấp nhận được. Lệnh LO áp dụng trong phiên khớp lệnh liên tục ở cả 3 sàn HOSE, HNX và UpCom.
-
Trong chứng khoán, lệnh LO có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
-
Hiện nay trong giao dịch chứng khoán, lệnh LO được dùng nhiều nhất là lệnh chờ. Nghĩa là khi đặt lệnh LO bạn sẽ phải treo lệnh rồi chờ đến lượt mua bán chứ không được khớp ngay với bên đối ứng.
-
Lệnh LO được khớp ngay chỉ xảy ra trong trường hợp bạn đặt mua với giá cao hơn hoặc bằng với giá hiện đang đặt bán.
-
Trong các lệnh giao dịch chứng khoán, lệnh LO có mức độ ưu tiên khớp lệnh sau lệnh ATO, ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ và khớp sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục.
-
Lệnh LO được sử dụng trên cả 3 sàn giao dịch HOSE, HNX và UPCOM cũng như trong tất cả các phiên giao dịch.
Ưu điểm:
-
Giúp nhà đầu tư có cơ hội mua hoặc bán một loại chứng khoán với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh. Từ đó thu về lợi nhuận cao.
-
Giúp nhà đầu tư dự tính được mức lãi hoặc lỗ ngay khi giao dịch được thực hiện.
-
Giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch khi nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh trong trường hợp đã sở hữu đầy đủ những điều kiện cần thiết.
Nhược điểm:
-
Nhà đầu tư gặp rủi ro mất cơ hội đầu tư trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn.
-
Lệnh LO trong nhiều trường hợp có thể không được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
-
Tạo ra áp lực tâm lý cho nhà đầu tư khi mất thời gian chờ đợi do biến động của thị trường không khớp với dự đoán của nhà đầu tư.
Tính giới hạn của lệnh giới hạn:
2. Lệnh Lệnh ATO và ATC
-
Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30-9h) xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.
-
Nhà đầu tư lưu ý, khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi giá cụ thể mà ghi ATO.
-
Các nhà đầu tư sử dụng lệnh ATO có thể có được cơ hội khi mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt nhất tại đầu phiên. Tuy nhiên, lệnh ATO rất khó kiểm soát về mức giá khớp, các nhà đầu tư cần có sự tính toán và nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán thì mới có cách đặt lệnh hợp lý và tối ưu nhất.
Lệnh ATC: là lệnh khớp định kỳ trong phiên đóng cửa. Nó là lệnh mua hoặc bán ở mức giá đóng cửa. Phiên đóng cửa được áp dụng trên sàn HOSE và HNX với thời lượng cũng 15 phút từ 14h30-14h45.
-
Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
-
Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh.
-
Lệnh ATC là một trong những lệnh được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là từ khi tiến hành khớp lệnh liên tục. Nhà đầu tư chỉ được sử dụng duy nhất 1 lần trong đợt khớp lệnh cuối cùng của phiên giao dịch. Nếu lệnh ATC thực hiện chưa xong hay không thể thực hiện được thì sẽ bị hủy tự động sau khi đóng cửa phiên.
Lệnh ATO và ATC chỉ thể hiện rằng bạn muốn mua với bất cứ giá nào. Còn trên thực tế thị trường sẽ khớp ở mức giá mà khối lượng cung cầu gặp nhau là lớn nhất. Và đương nhiên người mua hoặc người bán cũng chỉ phải mua hoặc bán ở giá khớp mà thôi. Như ví dụ trên, có 1 lệnh ATC mua 10,000 cổ phiếu CTG bất chấp nếu giá có bằng giá trần 34 (34,000VND/cp). Nếu khớp ở giá 34 thì số tiền sẽ là 340,000,000. Nhưng do thị trường khớp ở giá 33.5 (33,500VND/cp) nên họ chỉ cần bỏ số tiền là 10,000×33,500=335,000,000.
3. MP (Lệnh thị trường)
Lệnh MP (tiếng Anh: Market Price) là lệnh thị trường được áp dụng trong phiên khớp lệnh liên tục trên sàn HOSE. Lệnh MP là lệnh có tỷ lệ sử dụng ít hơn nhiều so với các loại lệnh chứng khoán khác.
Nguyên lý hoạt động của lệnh MP:
Thứ nhất, lệnh MP được đặt để giao dịch ở mức giá tốt nhất: Mua thì ưu tiên khớp từ người bán giá thấp đến giá cao còn bán thì ưu tiên từ người mua giá cao đến giá thấp.
Thứ hai, trong 1 lần đăt lệnh MP, nếu khối lượng cổ phiếu của lệnh vẫn chưa khớp hết với bên mua thì lệnh MP đó sẽ tự động chuyển thành lệnh LO. Giá của lệnh LO này được xác định bằng cách cộng hoặc trừ đi 1 bước giá của giá lệnh MP ban đầu tùy theo đó là lệnh MP mua hay bán. (mua + bán – ).
Thứ ba, khi không có bên đối ứng thì chúng ta không thể nhập được lệnh MP. và hệ thống sẽ báo lỗi lập tức. Trong trường hợp cổ phiếu trong phiên giao dịch bị trắng bên mua hoặc bên bán thì bạn không thể sử dụng Lệnh MP được.
-
Lệnh MP có thể khớp lệnh gộp nhiều bước giá với nhau. Nếu như sau khi khớp lệnh tại mức giá tốt nhất vẫn còn khối lượng chưa khớp hết thì lệnh sẽ tiếp tục khớp lên mức giá tốt nhất tiếp theo cho đến khi khớp hết khối lượng đặt của bạn,
-
Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần thì lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc chuyển thành lệnh giới hạn tại giá sàn.
-
Lệnh thị trường sẽ được tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
-
Lệnh thị trường có đặc điểm là chấp nhận mức giá thị trường, vì thế lệnh này không đặt ra một mức giá cụ thể nào. Lệnh MP sẽ được khớp với mức giá tốt nhất trên thị trường, chính vì thế nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trước khi sử dụng.
-
Có một vấn đề nữa nhất định bạn phải biết, hệ thống giao dịch sẽ có một độ trễ nhất định trong quá trình xử lý, do đó lệnh thị trường có thể bị từ chối nếu giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh định giá mở cửa, hay hệ thống chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu của phiên giao dịch.
4. Lệnh MTL
-
Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
-
Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MTL sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán MTL sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MTL vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MTL sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
-
Nếu khối lượng đặt của lệnh MTL vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MTL sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
-
Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MTL hoặc giá sàn đối với lệnh bán MTL thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
5. Lệnh PLO
-
Giá của lệnh PLO được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch hôm đó. Mức giá này là cố định và bạn cũng không được phép sửa lệnh PLO. Bạn chỉ cần quan tâm có lệnh đối ứng hay không và khối lượng là bao nhiêu mà thôi.
-
Lệnh PLO chỉ được sử dụng trong khung giờ 14h45 – 15h từ thứ 2 – thứ 6 trên sàn HNX. Một khi bạn đã nhập lệnh PLO bạn sẽ không được phép sửa hay hủy lệnh. Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn.
-
Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.
6. Lệnh MTL
-
Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
-
Khi hệ thống giao dịch chấp nhận, lệnh mua MTL sẽ thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán sẽ thực hiện khi giá mua cao nhất trên thị trường chứng khoán. Những lệnh MTL chưa được thực hiện hết thì được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao nhất hoặc lệnh bán ở mức giá mua thấp nhất và tiếp tục sơ khớp.
-
Nếu khối lượng đặt lênh MTL vẫn còn sau khi giao dịch như nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp lệnh MTL nữa thì sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị niêm yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị niêm yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
-
Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MTL hoặc giá sàn đối với lệnh bán MTL thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
-
Lệnh MTL có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục.
7. Lệnh MOK
-
Có nghĩa là ngay trên hệ thống giao dịch thì lệnh mua và lệnh bán bắt buộc phải đối ứng với nhau về số lệnh đặt, về khối lượng giao dịch. Nếu như không được thực hiện toàn bộ có nghĩa là không đối ứng với nhau thì lệnh của bạn sẽ bị hủy ngay trên hệ thống.
8. Lệnh MAK
-
Lưu ý, lệnh MOK, MAK là lệnh thị trường nằm trong phiên khớp lệnh định kỳ nên bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
-
Lệnh ATO sẽ được ưu tiên thực hiện trước
-
Ưu tiên về giá: Vào thời điểm giao dịch phương thức định kỳ khi thỏa mãn khối lượng giao dịch lớn nhất thì mức giá trùng hoặc gần nhất sẽ được ưu tiên thực hiện trước, sau đó mới xét đến thời gian đặt lệnh của nhà đầu tư.
-
Ưu tiên về thời gian: Lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.