• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Kinh nghiệm đầu tư

      • Home
      • Blog
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • TOP 6 BỘ PHIM TÀI CHÍNH HAY XUẤT SẮC

      TOP 6 BỘ PHIM TÀI CHÍNH HAY XUẤT SẮC

      • Đăng bởi Admin
      • Thể loại Kinh nghiệm đầu tư, Kiến thức chứng khoán
      • Ngày 02/09/2022
      • Bình luận 0 bình luận
      the-big-short

      6 bộ phim tài chính sau chắc chắn sẽ giúp các nhà đầu tư tiềm năng tiếp cận với tài chính cũng như cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán. Vừa xem phim vừa học sẽ là một cách dễ dàng và hiệu quả hơn cho chúng ta khi mới chân ướt chân ráo làm quen với lĩnh vực này.

      1. ĐẠI SUY THOÁI – THE BIG SHORT (2015) (Phim tài chính giành Oscar 2016)

      the-big-short

      Bộ phim của đạo diễn Adam McKay đưa chúng ta quay trở lại với cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008 để kể câu chuyện về bốn chuyên gia tài chính Michael Burry (Christian Bale), Jared Vennett (Ryan Gosling), Mark Baum (Steve Carell) và Ben Rickert (Brad Pitt) nhìn thấy cơ hội lợi nhuận từ việc quay lưng lại với thị trường bất động sản, thứ vốn được coi là nền tảng vững chắc của nền kinh tế Mỹ bằng cách sử dụng công cụ tài chính phái sinh là Hoán vị rủi ro tín dụng (CDS).

      Dân tài chính chính hiệu sẽ nhận ra những chi tiết thân thuộc trong phim như cảnh các nhà giao dịch xem tin tức qua màn hình Bloomberg Terminal, hay cảnh thực hiện các giao dịch trị giá gần 100 triệu đô chỉ với một chiếc máy tính, một chiếc tai nghe và phần mềm Bloomberg Terminal trong quán rượu.
      Còn đối với những tân binh trong giới tài chính, khi xem bộ phim tài chính này, chúng ta sẽ hiểu được khá nhiều thuật ngữ chuyên môn thông qua cách giải thích vô cùng hài hước và hóm hỉnh xen lẫn trong các cảnh phim.

      Bộ phim đoạt 1 giải Oscar năm 2016 cho phim có kịch bản chuyển thể hay nhất.

      2. PHỐ WALL – WALL STREET (1987)

      WALL-STREET
      Vào những năm đầu của thập niên 80, một nhà môi giới chứng khoán trẻ đầy tham vọng Bud Fox (Charlie Sheen), nhận giúp đỡ từ Gorddon Gekko (Michael Douglas), một chuyên gia môi giới cực kỳ thành công, nhưng cũng nổi tiếng là cực kỳ tham lam và tàn nhẫn, với phương châm “tham lam là tốt”.

      Bộ phim sẽ cho ta những kiến thức về hoạt động “Corporate Raiding” (Thâu tóm công ty), tức là nhà đầu tư mua cổ phần đủ để có vị trí trong hội đồng quản trị và có quyền đưa ra những quyết định liên quan đến tính sống còn của công ty; và “Insider Trading” (Giao dịch nội gián), một hoạt động được coi là phi pháp khi mua hoặc bán chứng khoán bởi một người có khả năng tiếp cận các thông tin bí mật, chưa được công bố về loại chứng khoán đó. Đây là một trong những bộ phim chủ đề tài chính hay nhất mọi thời đại.

      Xem thêm: Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu

      3. SÓI GIÀ PHỐ WALL (The Wolf of Wall Street) – 2013

      PHIM-TAI-CHINH-WALL-STREET

      Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về kẻ môi giới chứng khoán Jordan Belfort (do nam diễn viên Leonardo Dicaprio thủ vai) với bề ngoài bóng bẩy lịch lãm nhưng bên trong thì mục ruỗng và tàn nhẫn không kém gì dân xã hội đen. Bộ phim lột tả một cách chân thực về lối sống sa đọa của những nhân bật bất chợt trở thành đại gia để rồi sau đó lại trở về vạch xuất phát.

      Khi xem phim bộ phim tài chính này, khán giả sẽ hiểu được chiến thuật moi tiền của tay môi giới chứng khoán khét tiếng này, đó là điều hành một “Penny Stock Boiler Room” (Phòng Môi Giới Chứng Khoán Giá Rẻ Qua Điện Thoại), kiếm lời từ các nhà đầu tư thông qua âm mưu lừa đảo mang tên “Pump-and-dump” (Thổi-và-Xả), tức là phối hợp với một vài người mua để làm tăng giá trị của cổ phiếu một cách đột ngột, sau đó nhanh chóng bán những cổ phiếu đó để kiếm lời.

      Các cổ phiếu sẽ ngay lập tức sụt giá, khiến các nhà đầu tư bị thua lỗ. Nhờ âm mưu lừa đảo này, Jordan cùng đồng bọn đã bán được những cổ phiếu hạng bét ở mức giá gấp nhiều lần giá trị thật của chúng để rồi đường hoàng thành lập công ty Stratton Oakmont Inc ngay trên thiệt hại của các nhà đầu tư.

      Cảnh báo duy nhất là nếu bạn chưa đủ 18 tuổi thì đừng click vào để xem phim!
      Còn bộ này quá nổi tiếng rồi, độ nóng bỏng so với 50 sắc thái còn đỉnh cao hơn nhiều, bằng chứng là bộ phim bị tải lậu nhiều nhất năm 2014 (>31 triệu lượt), dù bị phê bình vì quá nhiều cảnh tr.ụ.y l.ạc nhưng đồng thời nhận được nhiều lời khen ngợi về mặt nội dung và diễn xuất quá đỉnh của Leonardo DiCaprio.
      Lý do tại sao có những người xem đi xem lại đến 4,5 lần? Phim kể về Jordan, Jordan là con sói ở phố Wall, rõ rồi! Nhưng phải chăng, anh ta còn là vị “vật tổ” cho một nền văn hóa th.èm kh.át vật chất mà hầu hết chúng ta đều theo đuổi? Chi tiết review dưới còm cho những anh em chưa xem.

      4. PHÚC HỌA KHÔN LƯỜNG (Boiler Room) – 2000

      phuc-hoa-khon-luong

      Bộ phim tài chính kể về Seth Davis (Giovanni Ribisi), một sinh viên đại học bỏ dở giữa chừng để làm giàu bằng cách bán cổ phiếu của những công ty ảo hoặc đã đóng cửa.

      Trong giới tài chính, “Boiler Room” là thuật ngữ chỉ một văn phòng môi giới chứng khoán qua điện thoại, chuyên lôi kéo khách hàng mua bán các loại chứng khoán không rõ ràng, thường là các loại cổ phiếu giá rẻ.

      Bộ phim tài chính này nhắm thẳng vào góc khuất của giới tài chính, nơi những tay môi giới chứng khoán tại New York kiếm tiền bằng thủ đoạn vô liêm sỉ, đẩy những cổ phần ảo cho những khách hàng cả tin.

      5. THE CHINA HUSTLE (2017)

      The-China-Hustle

      The China Hustle là một bộ phim tài liệu tài chính năm 2017 do Magnolia Pictures sản xuất và Jed Rothstein đạo diễn. Đây là bộ phim tài liệu tiết lộ hành vi gian lận chứng khoán kéo dài hàng thập kỷ có hệ thống và công thức của các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

      Nhiều nhân vật chính của bộ phim như Dan David và Jon Carnes là các cổ đông hoạt động và các chuyên gia thẩm định đã phát hiện ra gian lận bao gồm kế toán bịa đặt và trình bày sai sự thật và sau đó bán khống cổ phiếu độc hại để dẫn đến sự sụp đổ của các thực thể lừa đảo. thường dẫn đến các vụ kiện Hành động tập thể, hủy đăng ký NASDAQ và hủy đăng ký SEC.

      6. TRÒ LỪA ĐẢO (The Scam) -2009

      The-Scam-Tro-lua-dao

      The Scam – Trò lừa đảo là một bộ phim tài chính có chủ đề về chứng khoán của Hàn Quốc. Nội dung The Scam – Trò lừa đảo kể về nhân vật Hyun Su đã thua sạch hết số tiền sinh hoạt dùng trong 5 năm tới trên thị trường chứng khoán. Trong khi không có gì để ăn ngoài mì ăn liền, Hyun Su đã từ từ lấy lại được số tiền mình đã làm mất ra. Anh đã thề sẽ từ bỏ nếu kiếm ra đủ tiền để giúp mẹ và em trai.

      Hyun Su lần lượt truy cập vào các jackpot và làm gián đoạn một thị trường chứng khoán lừa đảo. Điều này đã gây chú ý cho một tay gangster là nhà đầu tư – Kwang Jong Gu (người đã mất hàng triệu đô vì Hyun Su). Thay vì trả thù thì Jong Gu đã mời Hyun Su tham gia vào đội ngũ ưu tú của mình. Nhóm này sau đó đã gian lận hàng chục tỉ đô từ thị trường chứng khoán.

       

       Theo dõi:  https://www.youtube.com/c/KIENTHUCKINHTE

      >>> Xem thêm: TOP 8 BỘ PHIM KINH DOANH KINH ĐIỂN

      Tag:phim tài chính, sói già phố wall

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Admin

      Bài trước

      Cổ tức là gì? Cổ tức là tức tới cổ
      02/09/2022

      Bài tiếp theo

      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16/09/2022

      Bạn cũng có thể thích

      vpbank
      Vốn chủ sở hữu của VPBank bật tăng sau thương vụ tỷ đô với SMBC
      28 March, 2023
      Điểm Pivot (pivot point) là gì? Cách xác định và sử dụng điểm xoay pivot hiệu quả
      Điểm Pivot (pivot point) là gì? Cách xác định và sử dụng điểm xoay pivot hiệu quả
      25 March, 2023
      duong-xu-huong-trendline-la-gi-cach-ve-duong-xu-huong-Bia
      Đường xu hướng (trendline) là gì? 2 cách vẽ đường xu hướng bạn cần biết
      24 March, 2023

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      vpbank
      Vốn chủ sở hữu của VPBank bật tăng sau thương vụ tỷ đô với SMBC
      28Mar2023
      Điểm Pivot (pivot point) là gì? Cách xác định và sử dụng điểm xoay pivot hiệu quả
      Điểm Pivot (pivot point) là gì? Cách xác định và sử dụng điểm xoay pivot hiệu quả
      25Mar2023
      Đường xu hướng (trendline) là gì? 2 cách vẽ đường xu hướng bạn cần biết
      24Mar2023

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt