• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Kiến thức chứng khoán

      • Home
      • Blog
      • Kiến thức chứng khoán
      • Bollinger bands (Đường Bollinger) là gì? Cách sử dụng đường bollinger band

      Bollinger bands (Đường Bollinger) là gì? Cách sử dụng đường bollinger band

      • Đăng bởi Phu Trong
      • Thể loại Kiến thức chứng khoán, Kiến thức cơ bản, Kinh nghiệm đầu tư, Phân tích cơ bản, Phân tích kỹ thuật
      • Ngày 22/03/2023
      • Bình luận 0 bình luận

      Bollinger Bands (Đường Bollinger) là một công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger vào những năm 1980. Đường Bollinger Band được sử dụng để đo độ biến động của giá cả và xác định các điểm hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giá. Vậy bạn đã hiểu rõ về Bollinger bands và đã biết cách sử dụng đường bollinger band chưa, hãy tìm hiểu bài viết dưới này ngay nhé.

      Bollinger bands (Đường Bollinger) là gì?

      Bollinger Bands (Đường Bollinger) chính là một công cụ phân tích kỹ thuật và  đường bollinger band được xác định bởi đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới.

      Đường bollinger band sẽ tự điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp trong các giai đoạn khi thị trường biến động. Đường Bollinger band được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật có tên là John Bollinger.

      Công thức tính Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Vì cấu tạo của đường bollinger band gồm 3 dải nên sẽ có công thức tính khác nhau:

      • Dải trên= SMA 20 ngày + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x2)
      • Dải giữa = SMA (20)
      • Dải dưới = SMA (20) – (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x2)

      Nhìn vào công thức tính, bạn có thể thấy chu kỳ 20 đã được chính ông Bollinger sử dụng nhằm tối ưu hoá cho đường bollinger band. Sở dĩ là SMA20 bởi đây sẽ dùng để mô tả xu hướng trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng 2 tuần.

      Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Bollinger bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger

      >>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News

      Ý nghĩa của Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Đường bollinger band là một trong chỉ báo phổ biến. Có nhiều trader tin rằng giá càng di chuyển đến dải trên của đường bollinger band, thị trường càng quá mua và giá càng di chuyển đến dải thấp hơn, thị trường sẽ càng bán quá mức.

      Đường Bollinger bands siết chặt (thu hẹp)

      Bollinger bands (Đường Bollinger) sử dụng khái niệm “siết chặt” để đánh giá biến động của cổ phiếu. Khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands với đường trung bình động SMA thu hẹp lại, đây là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đang có biến động thấp.

      Theo các nhà giao dịch, đây là một tín hiệu cho thấy giá sẽ có biến động mạnh trong tương lai và có thể có cơ hội giao dịch. Ngược lại, khi các dải Bollinger bands (Đường Bollinger) di chuyển ra rộng, điều này cho thấy cổ phiếu đang có biến động tăng và đó là cơ hội để thoát ra khỏi vị thế.

      Tuy nhiên, các diễn biến này không phải là tín hiệu cho việc giao dịch vì chúng không cho biết giá sẽ di chuyển theo hướng tăng hay giảm.

      Bứt phá

      Khoảng 90% các hành động giá thường xảy ra giữa dải trên và dải dưới của Bollinger bands (Đường Bollinger). Khi giá cổ phiếu vượt qua một trong các dải này, đây thường là một sự kiện quan trọng.

      Tuy nhiên, giống như khi siết chặt, việc Bollinger band (Đường Bollinger) bứt phá không đơn thuần là một tín hiệu cho việc giao dịch. Điều mà phần lớn nhà đầu tư thường mắc phải là tin rằng khi giá chạm hoặc vượt qua một trong các dải là tín hiệu để mua hoặc bán.

      Sự bứt phá của Bollinger bands (Đường Bollinger) không cung cấp cho chúng ta bất kỳ thông tin nào về hướng và mức độ của sự di chuyển giá trong tương lai.

      Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Sự bứt phá không cung cấp các manh mối về hướng và mức độ của sự di chuyển giá trong tương lai

      Cách sử dụng đường bollinger band hiệu quả

      Giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Bands

      Để giao dịch trong kênh giá của đường Bollinger Band, các nhà đầu tư thường sử dụng dải trên của Bollinger Bands là mức giá kháng cự và dải dưới của Bollinger Bands là mức giá hỗ trợ.

      Khi giá chạm vào các mức hỗ trợ và kháng cự này, nhà đầu tư thường sẽ thực hiện giao dịch ngay lập tức. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định điểm mua và bán, ví dụ như sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và phân tích kỹ thuật để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch có lợi.

      Tuy nhiên, phương pháp giao dịch này sẽ có những điểm hạn chế nhất định.

      • Đầu tiên, phương pháp sẽ phù hợp với giai đoạn thị trường đi ngang và tích lũy với mức sinh lợi đem lại là không cao.
      • Thứ hai, khi giá có những biến động vượt ra khỏi dải Bollinger Band sẽ đi theo 1 xu hướng mới lúc này những tín hiệu đóng mở vị thế cũ sẽ không còn chính xác.
      • Thứ ba, khi Bollinger Bands (Đường Bollinger) mở rộng hơn. Sẽ cho thấy những biến động tăng lên vì 1 xu hướng mới đang được mở ra, bất kỳ những biến động nào của dải dải Bollinger Band cũ cũng trở nên thiếu hợp lý.

      >>> Xem thêm:  MACD – Kiến thức chi tiết từ A-Z

      Giao dịch tại điểm breakout kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands (Đường Bollinger) đi ngang kéo dài

      Giao dịch tại điểm break out kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands (Đường Bollinger) đi ngang kéo dài có thể là một chiến lược hữu ích. Chuỗi biến động giá đi ngang kéo dài có thể giúp làm mượt các biến động giá ngắn hạn và tạo ra các cơ hội giao dịch trong xu hướng.

      Các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các điểm break out khỏi cận trên và cận dưới của dải Bollinger Bands (Đường Bollinger) để đưa ra quyết định giao dịch. Nếu có các phiên break out, nhà đầu tư có thể canh nhưng các nhịp điều chỉnh lại sau đó để mở hoặc đóng vị thế hiện tại.

      Trong biểu đồ minh họa cổ phiếu NVL, vào ngày 17/7, giá đã phá vỡ đường trung bình Bollinger Bands trên, tạo ra tín hiệu mua đột phá. Điều này cho thấy xu hướng tăng đang bắt đầu và thanh khoản cũng tăng mạnh, vượt qua đường trung bình MA20. Trong tháng 6,7, các dải Bollinger Bands (Đường Bollinger) đã trở nên hẹp hơn, điều này cho thấy sự co hẹp của thị trường và khả năng sẽ có động thái biến động giá mạnh trong thời gian tới. Biểu đồ cũng cho thấy tín hiệu bán vào đầu ngày 5 tháng 9, khi giá giảm xuống dưới đường trung bình Bollinger Bands dưới. Tuy nhiên, sau đó, giá đã có nỗ lực phục hồi nhưng xu hướng chính vẫn là giảm điểm đến cuối tháng 9.

      Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Ví dụ minh họa bên dưới của cổ phiếu NVL, tín hiệu mua đột phá xảy ra vào ngày 17/7

      Biến động giá

      Phương pháp sử dụng biến động giá thường được áp dụng để xem xét sự thay đổi giá cả. Biến động giá thấp thường cho thấy sự yếu kém của xu hướng và dễ gặp phải các mô hình thất bại.

      Trong khi đó, biến động giá cao thường liên quan đến xu hướng mạnh, có thể là tăng hoặc giảm. Nhà phân tích có thể tìm thấy dấu hiệu cho sự thay đổi trong xu hướng bằng cách theo dõi biến động, đặc biệt là sự tăng của biến động.

      Bất kỳ đột phá nào từ một mô hình, mức hỗ trợ hoặc kháng cự, đường xu hướng hoặc đường trung bình có thể được xác nhận bằng sự thay đổi của biến động giá. Nếu biến động không đủ mạnh để phá vỡ mức giá, các mô hình tăng/đảo chiều hoặc các mốc kháng cự/hỗ trợ sẽ nhanh chóng trở nên yếu.

      Do đó, biến động có thể được sử dụng để xác nhận sự thay đổi trong xu hướng hoặc cũng có thể được sử dụng như một tín hiệu cảnh báo cho sự thay đổi sắp diễn ra.

      Ví dụ, minh họa VRE giai đoạn tháng 1/2018. Một biến động giá rất mạnh phá vỡ xu hướng đi ngang trước đây, đã xác nhận rõ ràng xu hướng đi ngang bị phá vỡ, và cảnh báo 1 xu hướng mới sẽ được mở ra.

      Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Ví dụ, minh họa VRE giai đoạn tháng 1/2018

      Bollinger Bands (Đường Bollinger) kết hợp với chỉ báo RSI

      Đây là một phương pháp rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả nếu bạn biết cách kết hợp các chỉ báo khác nhau để cho tín hiệu chính xác hơn.

      Bước 1: Vẽ các chỉ báo (indicator) cần dùng trên biểu đồ

      • Bollinger Band (đường trung tâm sử dụng EMA, số kỳ là 50, độ lệch chuẩn (deviation) là 2.00, sử dụng cho giá đóng cửa)
      • Đường EMA 50 sẽ là đường trung tâm
      • RSI (độ dài là 9 kỳ, áp dụng cho giá đóng cửa)

      Bước 2: Xác định các điểm vào lệnh:

      • Bán ra nếu RSI nằm trên vùng 75, đỉnh của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải trên của Bollinger Bands và nến này phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Band => Đặt lệnh bán ra ở nến tiếp theo.
      • Mua vào nếu RSI nằm dưới vùng 25, đáy của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải dưới của Bollinger Bands và nến này phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Band => Đặt lệnh mua vào ở nến tiếp theo.

      Bước 3: Xác định các điểm đóng/thoát lệnh:

      • Dừng lỗ: 50 pips phía trên đỉnh nến phát ra tín hiệu
      • Mục tiêu chốt lời đầu tiên: đóng một nữa khối lượng lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau khi có nến chạm vào đường trung tâm Bollinger Band
      • Chốt lời và đóng hết tất cả lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau nến vừa chọn cạnh phía còn lại của Bollinger Band

      Dùng lệnh dừng lỗ kéo theo (trailing stop) sau khi chạm vào mục tiêu chốt lời đầu tiên.

      Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Kết hợp giữa đường Bollinger với RSI là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả

      Hạn chế của Bollinger Bands (Đường Bollinger)

      Bollinger band (Đường Bollinger) không phải là một hệ thống giao dịch độc lập mà chỉ là một chỉ báo cung cấp thông tin về biến động giá. John Bollinger đã đề xuất sử dụng chúng kết hợp với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác để cung cấp nhiều tín hiệu thị trường trực tiếp hơn.

      Ông tin rằng việc sử dụng các chỉ số dựa trên các loại dữ liệu khác nhau là rất quan trọng và ông thường kết hợp Bollinger Bands (Đường Bollinger) với MACD và RSI. Bởi đường Bollinger được tính toán từ SMA, chúng có trọng số dữ liệu cũ và dữ liệu mới ngang nhau, do đó thông tin mới có thể bị pha loãng bởi thông tin cũ.

      Ngoài ra, việc sử dụng SMA 20 ngày và một số lần độ lệch chuẩn là tùy chọn và không phải hiệu quả với tất cả các trường hợp. Do đó, các trader nên điều chỉnh SMA và số lần độ lệch chuẩn để phù hợp với tình huống cụ thể của họ. Điểm quan trọng là Bollinger bands (Đường Bollinger) được tạo ra để giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng thành công cao hơn.

      Việc sử dụng Bollinger Bands (Đường Bollinger) cũng có những hạn chế. Cụ thể, trong những thị trường cực đoan, đường bollinger bands có thể dễ dàng bị vượt qua và không còn là một chỉ báo hiệu quả. Ngoài ra, một số nhà đầu tư cũng cho rằng, đôi khi đường bollinger bands có thể trở nên quá đơn giản và không đáp ứng được cho những thị trường phức tạp.

      >>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official

      Tag:chứng khoán, cổ phiếu

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Phu Trong

      Bài trước

      MACD - Kiến thức chi tiết từ A-Z
      22/03/2023

      Bài tiếp theo

      Khối lượng giao dịch (Volume) trong chứng khoán là gì?
      23/03/2023

      Bạn cũng có thể thích

      1200-diem-chung-khoan-la-gi-Bia
      1200 điểm chứng khoán là gì?
      8 April, 2023
      điểm chứng khoán
      Điểm chứng khoán là gì? Cách tính điểm chứng khoán
      6 April, 2023
      nhung-nguyen-tac-dau-tu-cua-warren-buffett-ban-can-hoc-hoi-Bia
      Những nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett bạn cần học hỏi
      5 April, 2023

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      1200 điểm chứng khoán là gì?
      08Apr2023
      điểm chứng khoán
      Điểm chứng khoán là gì? Cách tính điểm chứng khoán
      06Apr2023
      Những nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett bạn cần học hỏi
      05Apr2023

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt