• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Kiến thức cơ bản

      • Home
      • Blog
      • Kiến thức cơ bản
      • Nến Nhật

      Nến Nhật

      • Đăng bởi Admin
      • Thể loại Kiến thức cơ bản, Phân tích kỹ thuật
      • Ngày 22/02/2022
      • Bình luận 0 bình luận
      Các mô hình nến Nhật được sử dụng để dự đoán hướng di chuyển của giá trong tương lai. Thông thường, có 1 số mẫu nến Nhật phổ biến nhất và nhà đầu tư có thể sử dụng chúng để xác định cơ hội giao dịch, tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch của chính mình.

      Nến tiêu chuẩn (Standard)

      Đặc điểm:
      – Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất tách biệt
      – Thân nến dài
      – Râu nến (đuôi nến, bóng nến, shadow) trên và râu nến dưới ngắn
      – Nến tăng giá màu xanh có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa
      – Nến giảm giá màu đỏ có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa
      Ý nghĩa:
      – Không có dấu hiệu đảo chiều khi xuất hiện nến này
      – Đang tăng sẽ tăng tiếp, đang giảm sẽ giảm tiếp

      Nến Marubozu

      Đặc điểm: có thân nến rất dài nên giá mở cửa và giá đóng cửa cách xa nhau và không có bóng nến hoặc có bóng nhưng không đáng kể.
      Ý nghĩa: thể hiện lực mua (nến xanh) và lực bán (nến đỏ) rất là mạnh, chính vì vậy nó thường xuất hiện khi thị trường tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Điều này cho thấy trong quá trình mua bán và giao dịch các nhà đầu tư không có sự lưỡng lự và giằng co giữa 2 bên mua bán.

      Nến Spinning Top

      Nến có thân nhỏ, râu dài thể hiện dấu hiệu 2 phe bán và mua đều không thể giành quyền kiểm soát thị trường. Tâm lý của các nhà đầu tư cũng đang do dự trong việc mua và bán. Khó có thể dự đoán trong tương lai giá sẽ tăng hay giảm.

      Nến Hammer – Búa

      Đặc điểm:
      – Có râu nến ở phía dưới dài hơn phần thân nến.
      – Râu nến phải dài gần gấp 2 lần thân nến.
      – Nến Hammer vừa có thể là nến giảm (Bearish – màu đỏ) hoặc nến tăng (Bullrish – màu xanh).
      – Râu nến phía trên rất nhỏ hoặc không có.
      Ý nghĩa:
      Nến búa Hammer thường xuất hiện trong thị trường có xu hướng giảm, nó báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh. Thể hiện tâm lý các nhà đầu tư đang tìm kiếm vùng giá tốt để gia nhập thị trường và hình thành áp lực mua đè lên áp lực bán tạo nên dấu hiệu đảo chiều và tăng giá xuất hiện.

      Nến Inverted Hammer – Búa ngược

      Đặc điểm:
      Tương tự với nến Búa là cùng xuất hiện trong thị trường có xu hướng giảm và cho dấu hiệu đảo chiều tại đáy. Mô hình nến búa ngược có thân nến nhỏ, thân nến có thể là xanh hoặc đỏ, có bóng nến bên trên dài gấp đôi thân nến và bóng nến bên dưới rất nhỏ hoặc không có.
      Ý nghĩa:
      Dự báo dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải quan sát các chỉ báo khác để xác nhận thêm dấu hiệu trước khi quyết định giao dịch.

      Nến Hanging Man – Người treo cổ

      Đặc điểm:
      Nến Hanging Man có hình dạng giống nến Hammer nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất. Nến Hanging Man xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng và cảnh báo khả năng sắp tạo đỉnh của xu hướng đó.
      Ý nghĩa:
      Nến Hanging Man dự báo dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chờ đợi phiên giao dịch tiếp theo kết thúc để ra quyết định trước khi vào lệnh. Dấu hiệu thể hiện thị trường giảm là nến giảm giá mạnh ngay phía sau nến Hanging Man hoặc có một khoảng nhảy giảm giá (GAP down).

      Nến Shooting Star – Sao băng

      Đặc điểm:
      Nến Shooting Star có hình dạng giống nến Inverted Hammer nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất. Nến Shooting Star xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng và thông báo khả năng sắp tạo đỉnh của xu hướng đó.
      Ý nghĩa:
      Nến Shooting Star thường xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh, có nghĩa là các nhà đầu tư đang tìm vùng giá tốt để gia nhập thị trường và hình thành áp lực bán đè lên áp lực mua trước đó. Thể hiện dấu hiệu đảo chiều và giảm giá xuất hiện. Lưu ý phải quan sát thêm các chỉ báo khác để xác định chính xác sự đảo chiều.
      Chú ý: GẤU là xu hướng GIẢM giá – BÒ là xu hướng tăng giá. Nến dùng để tiêu diệt bò tức là nến đó sẽ kết thúc xu hướng tăng để chuyển sang xu hướng giảm. Nến dùng tiêu diệt gấu tức là nến đó sẽ kết thúc xu hướng giảm để chuyển sang xu hướng tăng.

      Nến Doji

      Là nến có giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ như nhau, vì vậy phần thân nến Doji thường khá mỏng gần như là 1 đường ngang tạo hình cây nến thành 1 dấu +. Thể hiện sự do dự trong việc xác định vị thế của nhà đầu tư, không có phe nào xác định chiếm ưu thế trên thị trường.
      Nến Doji bao gồm các loại sau:

      Star Doji – Doji Sao trời

      Có đặc điểm là bóng nến phía trên và phía dưới đều ngắn và có độ dài ngang bằng nhau.

      Nến Long Legged Doji – Doji chân dài

      Có đặc điểm là bóng nến phía trên và phía dưới rất dài và gần bằng nhau.

      Nến Dragonfly Doji – Doji chuồn chuồn

      Có đặc điểm là không có bóng nến phía trên nhưng bóng nến phía dưới rất dài.

      Nến Grave Stone Doji – Doji bia mộ

      Có đặc điểm là không có bóng nến dưới mà chỉ có bóng nến trên rất dài.

      GAP – Khoảng trống giá

      Khoảng trống GAP được tạo ra bởi Giá Đóng Cửa Hôm Trước và Giá Mở Cửa Hôm Sau ở một mức giá cách biệt -> 1 khoảng trống giữa 2 cây nến liền nhau. Khi giá di chuyển giá quá đột ngột tăng quá mạnh hoặc giá giảm quá mạnh khiến giá bật (lên – xuống) cao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so với giá đóng cửa của cây nên trước đó, tạo ra một khoảng trống trên đồ thị giá.
      GAP tạo ra khi giá tăng vọt lên gọi là GAP UP, GAP tạo ra khi giá sụt giảm xuống gọi là GAP DOWN.
      Lý do GAP xuất hiện:
      – GAP là một khoảng trống giữa 2 nến, hay 2 phiên giao dịch. Nhưng không phải lúc nào thị trường hay cổ phiếu cũng giao dịch trên thị trường.
      – Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch từ 9h00 – 14h45. Qua 1 đêm hay sau/trước giờ giao dịch, ngày nghỉ luôn có thông tin bơm vào thị trường cả tích cực hoặc tiêu cực quá mức.
      – Tích cực quá mức: Lợi nhuận tăng đột biến, cổ tức siêu khủng, thoái vốn của nhà nước, thông tin cổ đông lớn, hay mua cổ phiếu quỹ số lượng cực lớn, thông tin vĩ mô rất tích cực, thông tin ngành… Do đó ngày mai, kỳ vọng nhà đầu tư tăng lên, do đó nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn đáng kể ngày trước. Do đó GAP UP xuất hiện.
      P/S: Thậm chí do chính ban lãnh đạo 1 số công ty phi đạo đức tạo cung cầu giả tạo, nhằm úp bô NĐT
      Tiêu cực quá mức: Lỗ lớn bất thường, công ty cháy xưởng, công ty bị phạt lớn, lãnh đạo bị bắt, chiến tranh thương mại, cấm vận, thậm chí là tâm lý NĐT bất ổn lan rộng trên thị trường…
      Do đó GAP DOWN sẽ xuất hiện.
      Khoảng trống GAP có ý nghĩa rất lớn đối với trader, bản thân GAP cũng tạo nên một đường hỗ trợ hay kháng cự đối với giá cổ phiếu.

      Tag:nến Nhật, phân tích kỹ thuật

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Admin

      Bài trước

      Cổ tức là gì và cổ tức có mấy loại?
      22/02/2022

      Bài tiếp theo

      QUỸ ETF LÀ GÌ?
      03/03/2022

      Bạn cũng có thể thích

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      5 January, 2023

      Kiến thức về chứng khoán, đầu tư chứng khoán: Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi? Loạt bài này Chú Ba …

      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16 September, 2022
      dau-tu-co-phieu-an-co-tuc
      Cổ tức là gì? Cổ tức là tức tới cổ
      5 July, 2022

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      05Jan2023
      10-phim-chung-khoan-hay-nhat-nen-xem
      10 PHIM CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      17Nov2022
      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16Sep2022

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt