• Trang chủ
  • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
  • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
    Vui lòng liên hệ

    036 5635 979
    kienthuckinhte@ekcorp.vn
    Đăng kýĐăng nhập
    EKCORP
    Tự học Chứng Khoán
    • Trang chủ
    • TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN
      • Kiến thức cơ bản
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      • Kinh nghiệm đầu tư
    • TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
    • KHÓA HỌC MIỄN PHÍ
    • LIÊN HỆ

      Kiến thức cơ bản

      • Home
      • Blog
      • Kiến thức cơ bản
      • 4 cách định giá cổ phiếu

      4 cách định giá cổ phiếu

      • Đăng bởi Admin
      • Thể loại Kiến thức cơ bản, Kiến thức chứng khoán, Phân tích cơ bản
      • Ngày 30/04/2022
      • Bình luận 0 bình luận

      Định giá cổ phiếu tức là tìm giá trị thực của một cổ phiếu, từ đó đánh giá xem cổ phiếu đó đang đáng giá bao nhiêu tiền.

      dinh-gia-co-phieu

      1. Định giá cổ phiếu với chỉ số P/E

      Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

      -> phản ảnh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai. Cách để biết cp đó có mạnh không thì chúng ta có thể so sánh với các cp cùng ngành, so sánh P/E bình quân của ngành.
      Để tính chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số. Đó là: Price và EPS.

      – Price là giá thị trường của cổ phiếu.

      – EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu.

      Khi định giá cổ phiếu, chỉ số P/E càng cao thì càng thể hiện sự kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao, từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.

      Chỉ số P/E thấp so với các cp cùng ngành có nghĩa là có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào. Hoặc công ty đang gặp phải một số vấn đề như khủng hoảng truyền thông, cổ đông,…

      Tuy nhiên cần lưu ý khi định giá cổ phiếu với chỉ số P/E là  P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

      2. Định giá cổ phiếu với chỉ số P/B (giá trên giá trị sổ sách)

      Chỉ số P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio (PBR)

      P: Price giá

      B: Book value là giá trị sổ sách của doanh nghiệp

      P/B=GIÁ/ GIÁ TRỊ SỔ SÁCH

      * Ưu điểm định giá cổ phiếu với chỉ số P/B

      – với giá trị sổ sách thì luôn là số dương, định giá bằng P/B luôn luôn là dương nên lúc nào cũng tính được. P/B thể hiện giá cp gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp tức là số tiền phải trả cho 1 đồng vốn chủ sở hữu.

      – Eps thì có thể âm nhưng giá trị sổ sách thì không thể âm nên những công ty mà tạm thời làm ăn thua lỗ thì cta vẫn có thể sử dụng P/B để định giá DN hoặc những DN có tài sản lớn hay thanh khoản cao như các ngân hàng, công ty tài chính bảo hiểm hay đầu tư, dùng P/E không chính xác nhưng giá trị sổ sách thì rất khó thay đổi.

      – P/B ít khi thay đổi còn Eps thì thay đổi thường xuyên vì nó dựa trên lợi nhuận 4 quý nên đánh giá không chính xác lắm.

      * Nhược điểm định giá cổ phiếu với chỉ số P/B

      – Khó khăn hơn cũng có ở những công ty tăng trưởng nhanh hoặc đối với những giá trị sổ sách bị “làm đẹp” BCTC thì cũng không tốt.

      – Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng…

      – Chỉ số P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành, do sự khác biệt về mô hình, chiến lược kinh doanh, phân khúc

      -> do vậy nên chúng ta nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp.

      * Ý nghĩa P/B

      – P/B thấp thì cp đang bị định giá thấp, tài sản thực tế của công ty thấp hơn trong phần BCTC

      – P/B cao thì cp đang được định giá cao, công ty có nhiều tài sản có thể tăng giá trong tương lai, bất động sản và cp của DN khác, kỳ vọng của NĐT vào cổ phiếu là lớn tuy nhiên nếu có gì đó không ổn thì đi xuống rất nhanh. VD là tập đoàn Yeah1 YEG,

      =>> P/B cao hay thấp là tốt thì phụ thuộc vào rất nhiều như lợi nhuận DN, tốc độ tăng trưởng, cạnh tranh hay rủi ro về mặt tài chính, các yếu tố vĩ mô chi phối,…, kỳ vọng của NĐT vào cổ phiếu là lớn. P/B thì nên càng thấp càng tốt.

      – Tính P/B như nào thì hợp lý, P/B định giá thấp thì thường là <1.5, càng cao thì rủi ro càng lớn. Tuy nhiên đối với các DN tăng trưởng tốt, có triển vọng thì P/B cao, tăng trưởng ở P/B cũng không có vấn đề còn đối với DN bình thường thì ta có thể so sánh P/B của doanh nghiệp trong nhiều năm. P/B tăng nhưng doanh nghiệp không tăng trưởng thì chúng ta cần xem xét lại trong các BCTC

      3. Định giá cổ phiếu với chỉ số P/S

      – Chỉ số P/S là giá trên doanh thu của mỗi cổ phần, NĐT sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền để bỏ ra cho 1 đồng doanh thu.

      Vì lợi nhuận có thể dễ dàng làm cho sai lệch đi hoặc giá trị sổ sách thì bị xào nấu nên không đáng tin cậy nên họ sử dụng chỉ số P/S

      – Cách tính đơn giản

      P/S = Tổng vốn hóa thị trường/ tổng doanh thu thuần của 4 quý gần nhất (chưa trừ thuế, khấu hao,…)

      =>> Cách định giá này đáng tin hơn 2 cách P/E và P/B vì doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận, các công ty làm ăn thua lỗ thì vẫn có thể định giá, tính toán được.

      – P/S lại gặp 1 nhược điểm khi gặp các DN doanh thu cực cao những khi chi lại chi nhiều hơn -> lợi nhuận âm -> sẽ khó định giá công ty sắp phá sản hay không. Ngoài ra Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty

      * Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp:

      – Cổ phiếu đang bị định giá thấp

      – Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…)

      – Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu

      * Ý nghĩa của chỉ số P/S cao:

      – Cổ phiếu đang định giá cao.

      – Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.

      – Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.

      =>> P/S phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của doanh nghiệp thì đối với DN mọi thứ như nhau thì P/S càng thấp càng tốt. Chỉ số P/S phụ thuộc vào lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

      Định giá doanh nghiệp để tìm ra các DN đang bị định giá thấp để chúng ta mua, kỳ vọng vào tương lai DN sẽ về đúng giá trị của nó -> phương pháp đầu tư giá trị

       

      4. Định giá cổ phiếu với EV/EBITDA

      EV là giá trị của doanh nghiệp

      EV=Vốn hóa thị trường + nợ -tiền

      EBITDA= Lợi nhuận trước thế + lãi vay + khấu hao

      EBIT= lợi nhuận trước thuế + lãi vay

      Trong các chỉ số định giá cơ bản như P/E, P/B, P/S thì có thể nói 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA có sự gần giống với chỉ số P/E nhất.

      Tuy nhiên điểm khác biệt của chúng cũng rất rõ rệt:

      – EV/EBIT loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hiểu đơn giản là quy đồng mẫu những công ty có mức nợ và tiền mặt khác nhau.

      – EV/EBITDA thì mạnh dạn hơn loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, và khấu hao nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hay ngành khác nhau.

      * Ưu điểm định giá cổ phiếu EV/EBITDA:

      – Được sử dụng phổ biến với những NĐT chuyên nghiệp

      – Hoạt động tốt để định giá ở những doanh nghiệp ổn định, và chi phí vốn thấp

      – Có giá trị so sánh tương đối tốt ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau

      * Nhược điểm định giá cổ phiếu EV/EBITDA:

      – Không tính đến chi phí vốn

      – Khó tính toán khi có những tăng trưởng biến động, khác nhau

      – Hiện NĐT cá nhân tự tính toán, vì chưa phổ biến ở TTCK Việt Nam.

      Khi định giá cổ phiếu, cách xem chỉ số đơn giản nhất thì chúng ta có thể lên các trang như cafef, vietstock, kienthuckinhte.vn,…. sẽ có thông số đầy đủ và chi tiết nhất cho mọi người. Mọi người nên sử dụng kết hợp 4 phương pháp để có thể tìm ra cổ phiếu tốt nhất.

      Tác giả: Hải Yến
      Tham gia Cộng đồng Tự học Chứng Khoán lớn nhất Việt Nam

      Tag:định giá

      • Chia sẻ:
      author avatar
      Admin

      Bài trước

      5 CHỈ SỐ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
      30/04/2022

      Bài tiếp theo

      5 nội dung cơ bản khi đọc báo cáo tài chính
      30/04/2022

      Bạn cũng có thể thích

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      5 January, 2023

      Kiến thức về chứng khoán, đầu tư chứng khoán: Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi? Loạt bài này Chú Ba …

      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16 September, 2022
      the-big-short
      TOP 6 BỘ PHIM TÀI CHÍNH HAY XUẤT SẮC
      2 September, 2022

      Để lại một câu trả lời Cancel reply

      Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm kiếm

      Danh mục

      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật
      Bài trắc nghiệm

      Bài trắc nghiệm

      Miễn phí

      Bài viết mới nhất

      Tại sao chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu, hay phát hành cổ phiếu ESOP…thì giá tham chiếu, vốn chủ sở hữu… lại thay đổi?
      05Jan2023
      10-phim-chung-khoan-hay-nhat-nen-xem
      10 PHIM CHỨNG KHOÁN HAY NHẤT
      17Nov2022
      EBIT-la-gi
      GIẢI THÍCH EBIT LÀ GÌ VÀ EBITDA LÀ GÌ
      16Sep2022

      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

      036 5635 979

      kienthuckinhte@ekcorp.vn

      Liên kết nhanh

      • Trang chủ
      • Giới thiệu
      • Tin tức
      • Liên hệ

      Kiến thức

      • Kiến thức cơ bản
      • Kinh nghiệm đầu tư
      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích kỹ thuật

      Khoá học

      • Phân tích cơ bản
      • Phân tích nâng cao
      • Phân tích ngành
      • Phân tích doanh nghiệp

      Hướng dẫn

      • Hướng dẫn tạo tài khoản
      • Hướng dẫn trắc nghiệm
      • Ofline chia sẻ

      • Privacy
      • Terms
      • Sitemap

      Đăng nhập

      Quên mật khẩu?

      Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

      Đăng ký tài khoản mới

      Thông tin User

      Hình đại diện
      Thông tin

      Bạn có phải là thành viên? Đăng nhập ngay

      • Tiếng Việt